Các Bài Thuốc Về Củ Tam Thất
Tam thất bản thân dùng một mình cũng mang lại nhiều lợi ích với cơ thể. Tuy nhiên, nếu được kết hợp trong các bài thuốc, sẽ có những công hiệu mạnh và tác dụng chuyên biệt rõ ràng hơn.Củ Tam Thất có vị đắng, ngọt, tính ấm, quy vào các kinh can, thận và có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau….
Các loại Tam thất
Tam thất có 2 loại là Tam thất bắc và tam thất nam.
Tam thất bắc
Còn gọi là sâm tam thất, thổ sâm, kim bát hoàn. Họ nhân sâm (Araliaceae), Tên tiếng Anh là False gingseng. Tam thất nam còn gọi là tam thất gừng, khương tam thất, thuộc họ ngừng. Tam thất là một vị thuốc quý dành cho phụ nữ, đặc biệt ở tuổi sinh đẻ. Rễ củ tam thất có tác dụng dược lý rất phong phú. T
Tác dụng của tam thất còn được chứng minh qua hàng loạt các thí nghiệm khác cho thấy rằng tam thất có khả năng tăng lực, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch, kích thích tâm thần, chống trầm uất, có hoạt tính làm tăng khả năng thích nghi của cơ thể, rút ngắn khả năng đông máu, do đó có tác dụng cầm máu, tăng lưu lượng máu lưu thông, giảm lượng oxy tiêu thụ ở cơ tim giúp chống thiếu máu do thiểu năng vành, đồng thời làm giảm sinh khối u, do đó làm giảm tốc độ phát triển u, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.
Tam Thất Nam
Tam thất nam hay còn được gọi là tam thất gừng, thổ tam thất, khương tam thất. Củ có hình hơi tròn, bề mặt củ nhẵn. Lá cây tam thất nam khá dày, to, không có răng cưa và thường mọc xếp thành từng tàu trồng lên nhau.
Cây tam thất nam thường mọc hoang ở những nơi đất ẩm và mát như ở bờ suối, ven sông. Nếu so sánh, cả củ và hoa của cây tam thất nam đều ít giá trị hơn so với tam thất bắc.
Loại này có vị cay, đắng, tính ôn. Có tác dụng thông kinh, hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng, chỉ thống.
Tác dụng của củ tam thất
- Chống xơ vữa động mạch, bảo vệ tim, chống choáng nếu bị mất máu
- Củ tam thất còn có tác dụng cầm máu, tiêu viêm sưng, tiêu máu ứ trong các trường hợp chảy máu do chấn thương, phẫu thuật, bầm tím do va đập phần mềm.
- Tăng cường lưu thông máu, giảm cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch, ức chế sự gây hại của vi khuẩn và siêu vi.
- Chữa cao huyết áp, đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp,
- Chữa loét dạ dày tá tràng, làm lành vết thương sau phẫu thuật, kém ăn, đổ mồ hôi trộm.
Những bài thuốc tốt từ củ Tam thất
1. Tam thất chữa máu ra nhiều sau khi đẻ
Tam thất tán thành bột mịn. Uống với nước cơm, mỗi lần 8g, ngày uống 2-3 lần hoặc thái mỏng hầm với thịt gà, thịt chim, ăn hằng ngày trong vài tuần.
2. Tam thất chữa thiếu máu hoặc huyết hư (các chứng sau khi sinh):
Bột tam thất uống 6g/ngày.
Tần gà non với tam thất, ăn nguyên con.
3. Tam thất chữa suy nhược cơ thể ở người già và phụ nữ sau khi sinh:
Tam thất 12g, sâm bổ chinh 40g, ích mẫu 40g, kê huyết đằng 20g, hương phụ 12g. Tán nhỏ, uống ngày 30g (có thể sắc uống với liều thích hợp).
4. Tam thất phối hợp với kỷ tử, cúc hoa chữa các chứng bệnh về mắt.
5. Tam thất chữa rong huyết, rong kinh do bế kinh, huyết ứ
Tam thất 4g, ngải điệp 12g, ô tặc cốt 12g, đương quy, xuyên nhung, đơn bì, đan sâm, mỗi vị 8g, một dược, ngũ linh chi, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 tháng.
6. Bài thất có tam thất nam chữa kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt (vòng kinh thay đổi dài ngắn không chừng), người gầy, da xanh sạm hoặc sau sinh rong huyết kéo dài, kém ăn, kém ngủ, chóng mặt, nhức đầu, người mệt mỏi.
Tam thất 4g, ngải điệp 12g, ô tặc cốt 12g, đương quy, xuyên nhung, đơn bì, đan sâm, mỗi vị 8g, một dược, ngũ linh chi, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày tháng.
7. Chữa đau bụng kinh, ra kinh nguyệt quá nhiều, đau nhức mình mẩy sau sinh:
Tam thất nam ngày dùng 6 – 10g. Sử dụng dưới dạng thuốc sắc, bột mịn hoặc ngâm rượu uống.
Tam thất nam, hồi đầu, lượng bằng nhau, tán nhỏ. Lần uống 2 – 3g với nước đun sôi để nguội, ngày 2 – 3 lần, uống 5 – 7 ngày.
8. Tam thất với Linh chi giúp tăng cường miễn dịch, chống stress, cải thiện trí nhớ.
Chú ý : Không dùng củ tam thất cho phụ nữ mang thai.